Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

MÔ HÌNH ĐÓNG THÙNG CHAI NƯỚC NGỌT TỰ ĐỘNG



Bao gồm tất cả file


Sơ đồ mạch điện 

Power point báo cáo

Sơ đồ thuật toán

Sơ đồ điện khí nén

Thuyết minh

Bản vẽ thiết kế Inventor

Code lập trình trên PLC s7-300

Và nhiều tài liệu liên quan kèm theo đồ án này

GIÁ: 450.000

Thông tin liên hệ: dangvinhcdtk8@gmail.com

MÔ HÌNH ĐÓNG THÙNG SẢN PHẨM TỰ ĐỘNG
Lời mở đầu
Trong quá phát triển công nghiệp của đất nước ta hiện nay, nhu cầu về tự động hóa đang là một trong những yếu tố được đặt nên hàng đầu. Điều này đảm bảo cho nhiều nghành công nghiệp có được thế đứng của mình trong điều kiện cạnh tranh khác nhiệt của nền kinh tế thị trường ngày nay. Trong quá trình sản xuất, tự động hóa đóng một vai trò rất quan trọng đặc biệt trong các nhà máy công nghiệp.
Để thực hiện công việc một cách khoa học nhằm đạt được số lượng sản phẩm lớn, nhanh, tiện lợi mà lại hiệu quả về kinh tế các công ty, xí nghiệp sản xuất thường sử dụng công nghệ lập trình PLC sử dụng các loại phần mềm tự động. Do đó dây chuyền sản xuất tự động PLC ra đời nhằm giảm sức lao động của công nhân sản xuất lại đạt hiệu quả kinh tế cao đáp ứng cho nhu cầu sản xuất tự động hóa. Qua đồ án này nhóm sẽ giới thiệu về “mô hình đóng thùng tự động” ứng dụng trong dây chuyền sản xuất tự động.
Trong thời gian ngắn tiến hành nghiên cứu và làm đồ án, được sự hướng dẫn nhiệt tình, sát sao của thầy Hoàng Quốc Tuân và thầy Lê Quang Dũng, chúng em đã hoàn thành nhiệm vụ đồ án  tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, do còn sự hạn chế của thời gian cũng như kinh nghiệm. Đồng thời giữa lý thuyết và thực tế là một khoảng cách khá xa cho nên mô hình đồ án  tốt nghiệp của chúng em không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo để em có thể hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu của mình.



LỜI CẢM ƠN
Để có được những kiến thức và hiểu biết như ngày hôm nay đó là cả một quá trình thực tập và rèn luyện, nhờ sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của thầy cô TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN và sự giúp đỡ của rất nhiều người trong thời gian qua đã giúp đỡ nhóm thực hiện đề tài  hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn! Các thầy cô TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN đã truyền đạt  những kiến thức quý báu trong suốt thời gian nhóm thực hiện đề tài học tại trường. Thầy Hoàng Quốc Tuân và thầy Lê Quang Dũng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn nhóm thực hiện đề tài hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiên đồ án, nhờ có thầy mà nhóm thực hiện đề tài đã được tiếp xúc, tìm hiểu kỹ lưỡng về các hệ thống mô hình đóng thùng sản phẩm, plc, máy điện, các lĩnh vực liên quan như cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện…Ngoài ra, với việc trực tiếp thực hiện “Mô hình đóng thùng tự động”, dưới sự chỉ bảo của thầy, nhóm thực hiện đề tài đã có cơ hội nắm bắt và hiểu được các quá trình như thiết kế, thi công cơ khí, đấu nối điện… một quá trình mà trước giờ nhóm thực hiện đề tài chỉ hiểu một cách mơ hồ, không nắm rõ hết được. Các bè bạn đã động viên giúp đỡ và đóng góp ý kiến rất có ích cho nhóm thực hiện đề tài hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Một lần nữa nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến thầy Hoàng Quốc Tuân, thầy Lê Quang Dũng và các thầy cô TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN và các bạn bè đã giúp nhóm hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng như dự kiến đã đặt ra.
                                                                    Hưng Yên, tháng 06 năm 2014
                                                                             Nhóm thực hiện đề tài:
                                                                                       XXX  
                                                                                        YYY




MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐÓNG THÙNG CHAI NƯỚC 
NGỌT TỰ ĐỘNG

4
1.1. Vai trò của hệ thống đóng thùng chai trong dây truyền sản xuất nước 
ngọt

4
1.2. Một số hệ thống điển hình trong công nghiệp

5
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÔ HÌNH.
7
2.1. Thiết kế kết cấu cơ khí cho mô hình
7
2.2. Tính chọn các giải pháp cơ khí
7
2.2.1. Giải pháp cho ổ đỡ bi
13
2.2.2. Giải pháp cho tấm chặn chai
13
2.2.3. giải pháp cho ván trượt
15
2.2.4. giải pháp cho tấm gạt
15
2.2.5. Thiết kế rulo cho băng tải
16
2.3. Tính chọn các giải pháp truyền động
17
2.3.1. Các phương án truyền động băng tải
17
2.3.2. Các phương pháp truyền động nâng, hạ, gạt và chặn
18
2.3.3. Một số thông số xi lanh không trục SMC
20
2.3.4. Chọn động cơ

23
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
27
3.1. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển.
27
3.2. Phần cứng đảm bảo.
29
3.2.1. Tổng quan PLC
29
3.2.2. Tổng quan về biến tần
35
3.2.3. Giới thiệu về động cơ không đồng bộ 3 pha
53
3.2.4. Giới thiệu chung về cảm biến
57
3.3. Thuật toán điều khiển.
61
3.4. Thông số cài đặt cho thiết bị điều khiển.

61
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
71
4.1. Nội dung đã thực hiện trong đề tài.
71
4.2. Kiến nghị hướng phát triển đề tài.
72
Tài liệu tham khảo
73
Phụ lục
74
Một số ảnh về ''MÔ HÌNH ĐÓNG THÙNG SẢN PHẨM TỰ ĐỘNG''

Hộp điện







Băng tải chứa thùng đựng chai


Băng tải vận chuyển chai


Tủ điiện


Linhk video: https://www.youtube.com/watch?v=xKniezfF2DI



Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Hướng dẫn sử dụng bộ PID mềm của S7-300

Hướng dẫn sử dụng bộ PID mềm của S7-300
Khối điều khiển PID mềm :FB41 “CONT_C” trong STEP7

Ví dụ dưới đây sẽ là những bước cơ bản nhất để sử dụng module PID mềm trong Step7. Khối FB41 được sử dụng trong ví dụ này có nhiệm vụ như là một bộ điều khiển liên tục: Biến điều khiển sẽ được đưa ra ngoài phụ thuộc vào giá trị đặt tương tứng và giá trị phản hồi. Biến điều khiển được tạo ra dựa theo luật điều khiển PID
Dowload File Project: http://www.mediafire.com/?bku13nu9bbbdd4y
Các tham số điều khiển của bộ PID:
KP: Tham số khâu tỉ lệ (trong (S)FB41 chính là tham số Gain)
TN: Thời gian tích phân (trong (S)FB41 chính là tham số TI)
TV: Thời gian vi phân (trong (S)FB41 chính là TD)

Danh sách phân chia địa chỉ:




















         
Sơ đồ khối chức năng của hệ điều khiển sử dụng bộ điều khiển PID























CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
Bước 1: Tạo Project mới: Vào thẻ File-> Chọn New


Bước 2: Đặt tên cho Project mới, trong ví dụ này là “PID_examples”. Bạn có thể đặt lại nơi lưu Project bằng cách thay đổi đường dẫn tại thẻ Storgage Location (Path). Sau đó chọn “OK


Bước 3: Trở lại cửa sổ Simatic Manager, Kích chuột phải vào PID_examples\ Insert NewObject\ SIMATIC 300 station























Bước 4: Kích đúp vào Hardware để cấu hình phần cứng

Bước 5: Chọn Rail, chọn CPU 313C, nguồn PS 5A. Kích đúp vào AI/AO như hình dưới để thay đổi địa chỉ của module AI/AO

Bước 6: Thay đổi địa chỉ AI/AO thành như sau:


Thay địa chỉ mặc định thành địa chỉ mới như hình dưới đây. Sau đó chọn “OK”


Bước 7: Quay lại cửa sổ Hardware config, Chọn “Save and Complie” --> Tạm thời tắt hoặc thu nhỏ cửa sổ Hardware config

Bước 8: Tại cửa sổ Simatic Manager, Tạo OB35 bằng cách chọn : Insert New Object\ New\ Organization Block


Tại đây ta chọn kiểu ngôn ngữ lập trình cho OB35( có thể là STL/LAD/FBD) trong ví dụ này mình lập trình bằng STL.
Sau khi chọn ngôn ngữ lập trình--> chọn OK


Bước 9: Chọn OK.
Trở lại cửa sổ Hardware Config Click chuột phải vào CPU 313C chọn properties => Cyclic Interupts: Tại đây thay đổi thời gian Execution của OB 35 thành 50m: 


Bước 10: Trở về cửa sổ lập trình cho OB35, tạo Network mới:

Tìm hàm FB41 trong thư viện: Libraries\Standard Library\PID Control Block\ FB41


Sau khi kích đúp vào FB41 CONT_C ICONT , Network 1 sẽ hiện ra “CALL FB41,” Tại đây ta điền sau dấu “,” : DB41

Chú thích: Các khối hàm FB có sẵn trong thư viện của Step7 khi khai báo phải kèm theo một khối DB chuẩn của hàm đó, ta cần phải đặt tên cho khối DB đó, trong ví dụ đặt là DB41 để tương ứng với FB41, ngoài ra hoàn toàn có thể đặt là DBx nào đó

Khi được hỏi : Có muốn tạo khối dữ liệu DB41 hay không? Ta chọn “Yes”
















Bước 11: Lập trình cho OB35
*/Network 1: Khai báo các tham số cần thiết cho ví dụ như sau:
- Cycle: 50ms ( Đúng bằng execution time của OB35 mà ta đã thiết đặt trong Hardware config)
- SP_INT: MD40- Giá trị đặt lấy từ cổng vào Analog PIW128 của Module AI
- PV_PER: Tín hiệu hồi tiếp lấy từ PIW130 của module AI
- LMN_PER: PQW128 - Tín hiệu điều khiển của bộ PID được xuất ra PQW128 của module AO
- Các tham số khác chưa khai báo gì cả



*/ Network 2: Chuẩn hóa giá trị đặt từ PIW128 (0-27648) của Module AI thành giá trị 0-100% --> lưu vào MD40 ( MD40 chính là giá trị đưa vào SP_INT của FB41)















Bước 12: Sau khi hoàn tất đoạn chương trình như trên --> Save OB35
Bước 13: Bật tool “PID Control Parameter Assignment” (→ Start → Simatic → STEP 7 → PID Control Parameter Assignment→ Cửa sổ PID control





















Chú thích: Tool “PID Control Parameter Assignment” là tool dành riêng cho các hàm PID standard, nó dùng để khai báo tham số và thiết đặt cho module PID mềm trong STEP7

Trong cửa sổ “PID control” -->Chọn File--> Open




-->Chọn Project\ PID_examples\ OK


Bước 14: Thiết đặt các tham số như sau:






















Giải thích: Trong ví dụ này sử dụng bộ điều khiển PI, các thông số như sau:
- Process Variable :
o Chọn I/O nếu tín hiệu hồi tiếp lấy từ PV_PER
o Chọn Internal nếu tín hiệu hồi tiếp lấy từ PV_INT
- Normalization Factor và Normalization Offset : Thiết đặt tham số cho hàm chuẩn hóa, ta để giá trị như mặc định, có nghĩa tín hiệu hồi tiếp sẽ được chuẩn hóa thành dạng tín hiệu có giá trị (0-100%)
- Deadband: Không sử dụng deadband , ta thiết đặt 0
- PID Parameter:
o Propotional Action ON: Sử dụng khâu tỉ lệ
o Propotional Gain: Tham số Kp
o Intergral Action On: Sử dụng khâu tích phân
o Reset time: Tham số TD
- Manipulated Variable: Chọn Automation Operation ( xử lý tự động)
Bước 15: --> Chọn “Save” để lưu các tham số vừa cài đặt
Bước 16: bật chương trình mô phỏng PLC
Trở lại cửa sổ SIMATIC Manager--> Kích vào biểu tượng Simulation để bật chương trình mô phỏng
























--> Trong Simulation, ta gọi các khối để theo dõi sự hoạt động của hàm PID, gọi PIW128, PIW130, MD40. PQW128

Bước 17: Download tất cả chương trình và Hardware config xuống CPU: Tại cửa sổ Simatic Manager, chỉ con chuột vào vị trí CPU313C như hình vè, sau đó kích vào biểu tương “ Dowload all”




Bước 18: Tiến hành mô phỏng , Trong cửa sổ PLCSIM, chọn RUN hoặc RUNP
--> Thay đổi PIW130 để thay đổi điểm đặt Setpoint tại MD40
--> Thay đổi giá trị phản hồi PIW128 , quan sát sự thay đổi của PQW128